Trong Excel nếu bạn muốn định dạng dữ liệu có điều kiện thì bạn sẽ làm như thế nào. Excel hỗ trợ cho chúng ta chức năng Conditional Formatting để giúp việc định dạng dữ liệu có điều kiện trở nên dễ dàng hơn.
Giới thiệu về chức năng Conditional Formatting trong Excel
Chức năng Conditional Formatting trong Excel sẽ tạo ra cho các ô trong Excel một diện mạo mới. Giúp cho người xem dễ dàng hình dung được biểu hiện của dữ liệu đnag trình bày như thế nào. Bạn có thể sử dụng thanh màu sắc, các icon, hay là các ký tự để thể hiện dữ liệu của một mảng hay một ô đơn lẻ.
Trong Excel bạn sẽ tìm thấy chức năng Conditional Formatting ở đâu:
Từ giao diện Excel bạn chọn vào thẻ Home -> tiếp theo tại nhóm Styles -> bạn chọn Chức năng Conditional Formatting
Tạo HightLight Cell Rules trong Conditional Formatting trong Excel
HightLight Cell Rules là tính năng địch dạng dữ liệu dựa vào điều kiện. Điều kiện ở đây là Greater than, Less than, Beetween, Equal to,…
Xem thêm: khóa học kế toán
Cùng xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về tính năng HightLight Cell Rules, mình có một table dữ liệu như bên dưới. Bây giờ là sao để tô màu những điểm nhỏ hơn 5.
Bước đầu tiên cần quét chọn vùng dữ liệu ở cột Điểm trung bình của mình, sau đó chọn vào chức năng Conditional Formatting -> tiếp theo cho giúp mình tính năng HightLight Cell Rules -> chọn vào
Tiếp theo chọn tính năng Greater Than. Chức năng này sẽ tìm và tô màu những giá trí nhỏ hơn số 5. Và bạn có thể chọn màu nào.
Như vậy bạn chỉ cần chọn ok để áp dụng tính năng HightLight Cell Rules cho table của mình. Tính năng HightLight Cell Rules sẽ tự cập nhập và tô màu những giá trị thoã điều kiện nhỏ hơn 5.
Ngoài chức năng Less Than… trong HightLight Cell Rules mình còn có các chức năng khác như giá trị lớn hơn Greater Than, Tìm trong khoản Bettween,.. Các bạn có thể áp dụng cho công việc.
Tạo thanh tiến trình công việc Data Bars bằng Conditional Formatting trong Excel
Cũng áp dụng ví dụ bên trên, mình sẽ sử dụng chức năng Data Bars để thể hiện thanh tiến trình cho cột điểm. Giúp người xem có thể hình dung được.
Bước đầu tiên cũng quét chọn cột dữ liệu cần áp dụng như ví dụ bên trên. Trường hợp ví dụ này mình sẽ áp dụng cho cột điểm TB. Sau đó chọn cho chức năng Data Bars
Tiếp theo bên phải mình chọn tính năng Gradient Fill và con một mẫu nào đó để áp dụng cho cột điểm trung bình. Và kết quả sẽ như thế này
Kết luận bài hướng dẫn Tính Năng Conditional Formatting Trong Excel
Như vậy mình đã hướng dẫn cho các bạn Tính Năng Conditional Formatting Trong Excel. Hi vong sau bài viết này bạn sẽ biết cách áp dụng phần mềm vào công việc. Chúc các bạn thành công.